Những giai đoạn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, nhất là sự phát triển trí não, bà bầu nên bổ sung DHA một cách hợp lý ngay từ giai đoạn đầu mang thai. Muốn con thông minh, mẹ nên áp dụng những lời khuyên dưới đây nhé!


1/ Vai trò của DHA đối với sự phát triển của thai nhi

- Hỗ trợ sự phát triển trí não:
Theo nghiên cứu các chuyên gia thuộc Đại học Western (Úc) cho thấy, những bé có mẹ tăng cường bổ sung DHA trong thời gian mang thai, nhất là trong 6 tháng cuối thai kỳ sẽ phát triển mắt và tay tốt hơn. Một nghiên cứu khác của Đại học Oslo (Na Uy) cũng cho thấy số lượng DHA mẹ bầu bổ sung trong thai kỳ có liên hệ mật thiết với chỉ số IQ của bé. Nhiều kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc bổ sung DHA cho bà bầu cũng giúp bé cưng phát triển khả năng vận động và khả năng tập trung tốt hơn.
- Phát triển thị giác: 
Nghiên cứu của Đại học Y khoa British Columbia trên 167 phụ nữ mang thai cho thấy mối liên quan giữa khả năng thị giác của trẻ 2 tháng tuổi và lượng DHA mẹ bầu bổ sung trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.
- Tác động đến cân nặng của trẻ
Theo nghiên cứu tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, tiến hành trên 782 cặp mẹ-con cho thấy hàm lượng DHA trong thời gian mang thai sẽ tỷ lệ thuận với cân nặng và vòng đầu của các bé lúc sinh. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung DHA có thể ngăn ngừa nguy cơ sinh non, nhất là ở các mẹ đã có tiền sử từ trước.

2/ Bà bầu cần bao nhiêu DHA?

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Perinatal Medicine, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, bầu cần bổ sung khoảng 200 mg DHA một ngày. Thậm chí, theo thống kê, các mẹ bầu ở Nhật thường xuyên bổ sung khoảng 300 mg DHA/ ngày.
Bổ sung DHA cho bà bầu
Những nguồn DHA dồi dào cho bà bầu
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Tuy thai nhi vẫn còn nhỏ và chưa phát triển não bộ nhiều, nhưng việc bổ sung DHA trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Đây là tiền đề giúp giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản. Đồng thời, tạo nền tảng cho sự phát triển của bé cưng. Trong giai đoạn này, một chế độ dinh dưỡng đa dạng với các loại thực phẩm như trứng, cá, rau xanh đậm, thịt nạc… là đã đủ cho nhu cầu DHA của bà bầu.
- Tam cá nguyệt thứ 2: Đây là giai đoạn thai nhi phát triển một cách mạnh mẽ, với hơn 250.000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút. Để đảm bảo cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này, tỷ lệ hoàn hảo mẹ nên cân bằng cho bữa ăn hàng ngày của mình là 1 đạm: 3 béo: 6 bột, đường. Ngoài thực phẩm tự nhiên, bầu có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm dầu cá.
- Tam cá nguyệt thứ 3: Vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ,  thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ cũng vẫn cần bổ sung DHA để phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đồng thời, lượng DHA trong giai đoạn này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm cho các mẹ sau sinh.

3/ Bổ sung DHA an toàn khi mang thai

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự quá liều DHA làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ bầu nên cẩn thận khi tăng cường DHA từ cá.
Chứa nhiều DHA, protein và nhiều dưỡng chất cần thiết nhưng trong thịt của một số loại cá cũng có hàm lượng thủy ngân cao, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi, khiến trẻ chậm phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi chọn cá làm nguồn bổ sung DHA cho mình. Tốt nhất, chỉ nên chọn các loại cá an toàn như cá hồi, cá thu nhỏ, cá chép, cá cơm… Hạn chế ăn các loại cá biển nước sâu như cá mập, cá kiếm, cá thu lớn, cá kình, cá chẽm…
Ngoài cá, bầu cũng có thể “nạp” DHA cho cơ thể thông qua các loại rau lá xanh, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc, bánh mì…
Read more…

Khi mang thai bà bầu có nên ăn dứa được hay không?

Cũng như các thắc mắt khác khi mang thai việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé, bà bầu nên ăn gì không nên ăn gì được các mẹ quan tâm. Vậy bà bầu có nên ăn dứa không?  Luôn khiến các mẹ cảm thấy hoang mang vì nhiều tin tức cho rằng bà bầu ăn hiều dứa gây đến xảy thai. 
* Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không?
* Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn?

bà bầu có nên ăn dứa hay không
Bà bầu có nên ăn dứa không?

Vậy hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu xem phụ nữ khi mang thai có nên ăn dứa không:

1.  Dứa là gì?

Dứa là loại trái cây có vị chua ngọt đặc biệt có chứa rất nhiều Vitamin C và  bromelain có nhiều chất xơ,  rất ít chất béo và colesteron nên thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng với phụ nữ đang mang thai có được ăn dứa hay không? Câu trả lời là có cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Bà bầu nên ăn dứa
Trái dứa

2.  Bà bầu ăn dứa có sao không?

Như theo nhận định thì dứa chứa nhiều chất bromelain nên không tốt cho thai nhi và sản phụ. Chất bromelain gây co bóp  nhiều cổ tử dung dẫn đến xảy thai hoặc sinh sớm vâng điều đấy có thể xảy ra nếu bạn ăn số lượng dứa quá nhiều trong 1 lúc từ 10-20 quả thì chất bromelain hay Vitamin C được nạp vào trong cơ thể quá nhiều gây hiện tượng nôn mửa, đi ngoài, chống mặt...  nên bạn hoàn toàn có thể ăn dứa với lượng vừa phải phù hợp và nên ăn đứa chín, đóng hộp không nên ăn dứa sống. Một lần nữa chúng tôi khẳn định cho các mẹ là ăn dứa không hoàn toàn gây hại cho sức khỏe và thai nhi nên nhớ là ăn lượng vừa đủ không nên ăn quá nhiều.

3.  Lợi ích của dứa với bà bầu và thai nhi

- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường.
- Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
- Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây, dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Thêm nữa, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
- Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn dứa có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.
phụ nữ mang thai có nên ăn dứa
Phụ nữ mang thai có nên ăn dứa

4.  Lới khuyên

Mang thai cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nên các mẹ nên cung cấp lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn sao cho phù hợp và không nên ăn các thực phẩm không tốt cho thai nhi và mẹ.
Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe!
Read more…

Bà bầu nên ăn gì để con được thông minh và khỏe mạnh

Trong thời kì mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trong chế độ ăn của bà bầu nên cân bằng cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ như glucid, sắt và canxi.  Nên trong thời kì mang thai thực phẩm không những tốt cho mẹ và là yếu tố giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh  sau này.

Vậy bà bầu nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ sau cho các mẹ:

1.  Nên cung cấp những thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 không chỉ là chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển bộ não, hình thành võng mạc, phát triển hệ thần kinh cho thai nhi mà còn bổ sung dinh dưỡng, giảm nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm sau sinh cho mẹ. Vậy trong thực đơn hằng ngày nên bổ sung những thực phẩm nào giàu Omega 3 trong khẩu phần của bà bầu
-          Cá hồi: cá hồi là một trong những loại cá có chứa khá nhiều chất béo Omega 3 nhất hiện nay.  Nên lựa chọn mua những con cá hồi tự nhiên tươi sống sẽ chứa nhiều Omega 3 an toàn cho mẹ. Nên chế biến các món ăn từ cá hồi thây đổi khẩu vị khác nhau trong thực đơn hằng ngày giúp mẹ ăn ngon miệng không nhàm chán.
-          Súp lơ: Thông thường, một cây súp lơ sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 200mg Omega 3. Ngoài ra, súp lơ còn dồi dào vitamin C, folate, chất xơ… tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
-          Đậu phụ: đậu phụ là một trong những thực phẩm thực vật chứa nhiều Omega 3, protein, canxi rất tốt cho bà bầu và phụ nữ sau sinh.
-          Trứng: trứng là nguồn thực phẩm dồi dào protein, rất có lợi cho sản phụ và thai nhi. Ngoài ra, trứng còn chứa nguồn axit béo Omega 3 và DHA rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của bé khi còn trong bụng mẹ.
Nên cung cấp những thực phẩm giàu Omega 3
Bổ sung dinh dưỡng Omega 3

2. Thực phẩm giàu canxi giúp xương thai nhi chắc khỏe

Canxi là chất vô cùng quan trọng giúp thai nhi phát triển xương khớp mạnh khỏe và đầy đủ không những thể còn bổ sung giúp xương của mẹ bầu thêm chắc khỏe. Khi nói đến chất giàu canxi chắc chắn không nên bỏ qua các thực phẩm hải sản:
-          Cua biển: cua biển chứa rất nhiều canxi và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
-          Con hàu: hàu cũng giống như các loại sò, hến, nghêu,… đều là nguồn cung cấp dồi dào các loại chất sắt, kali, canxi… cho cơ thể. Tuy nhiên, hàu không phải là món ăn mà bà bầu nào cũng có thể ăn đều đặn. Các mẹ bầu có thể ăn hai tuần một lần, mỗi lần có thể ăn từ 5 – 7 con.
-          Tôm đồng: tôm là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi mà các mẹ bầu cần dùng trong thai kỳ.
 
thức ăn giàu canxi

3. Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho thai nhi

Khi thai nhi trong bụng mẹ được khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì lúc sinh ra thai nhi được khỏe mạnh cộng với sức đề kháng sẵn có sẽ chống chọi được các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Vậy bà bầ nên ăn gì cung cấp sức đề kháng cho thai nhi.

thức ăn tăng sức đề kháng
Sữa chua: sữa chua chứa nhiều canxi, protein, glucid, lipid,… Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có khả năng tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
Khoai lang: khoai lang là loại thực phẩm rất giàu chất chống oxi hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Tất cả các loại dưỡng chất này đều vô cùng quang trọng với mẹ bầu và phát triển của thai nhi.
Quả mâm xôi: đây là loại trái cây rất giàu vitamin C, chất xơ và rất nhiều chất chống oxi hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và thai nhi.
Quả bơ: quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin, folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm mangan… có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, tăng sức đề kháng cho và giúp sản phụ tránh mắc tiểu đường thai kỳ.
Trên đây chỉ là những thực phẩm tiêu biểu giúp bổ sung chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thông minh. Còn thực đơn bà bầu ăn gì để con thông minh và khỏe mạnh các mẹ nên tham khảo thêm các tư vấn của bác sĩ và thường xuyên đi khám thai định kì kịp thời bổ sung và biết tình hình sức khỏe của thai nhi. Và đặc biệt các mẹ nên kiêng ăn những món không tốt cho thai nhi như các chất nóng hay các chất kích thích....
Chúc các mẹ và thai nhi có sức khỏe!
Read more…

Bà bầu có nên ăn nhiều trứng vịt lộn hay không?

Nhiều thắc mắc các mẹ thường hay gặp trong lúc mang thai như ăn trứng vị lộn có tốt cho thai nhi không? Bà bầu có nên ăn nhiều trứng vịt lộn không? Ăn trứng vịt lộn đẻ có có bị nhiều lông? Và nhiều vấn đề khác được các mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết giải đáp thắc mắc qua bài viết sau nhé: 
Xem thêm: Bà bầu có nên ăn thịt chó mắm tôm hay không?
bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn

1. Bà nầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không? 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… cho vì thế vịt lộn có chứa nhiều chất đạm và vitamnin A,B,C...và nhiều chất sắt trong trứng. Theo các nghiên cứu thì chưa có bằng chứng hay kết quả nào mà bà bầu ăn trứng vịt lộn có hại cho sức khỏe thai nhi như các lời đồn đại. Nhưng lưu ý ăn bà bầu hay trẻ nhỏ ăn trứng vịt lộn nên có điều độ không nên ăn quá nhiều sẽ dư thừa mất cân bằng các chất dinh dưỡng dẫn đến các bệnh ngoài ý muốn. 

2. Lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn 

- Hàm lượng đạm trong trứng khá nhiều cho nên khi mang thai các mẹ nên trứng có điều độ 2 quả trong 1 tuần. 
- Không nên ăn trứng vào buổi tối sẽ khó tiêu gây chướng bụng cho các mẹ 
- Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
-Nên ăn trứng luột kĩ chín và ăn nóng. 
bà bầu có nên ăn nhiều trứng vịt lộn không
Bà bầu có nên ăn nhiều trứng vịt lộn không

Lời khuyên: 

Bà bầu trong thời kì thai nhi nên bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng khác giúp cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ chất cho thai nhi, phù hợp cho thai phát triển tốt và mạnh khỏe. Chúc các mẹ có nhiều sức khỏe!
Read more…

Bà bầu có nên ăn thịt chó mắm tôm hay không?

Thịt chó là loại thức ăn chứa nhiều đạm giàu dinh dưỡng cho nên rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe vì lượng đạm trong cơ thể tăng cao. Vậy thịt chó giàu dinh dưỡng thế có tốt cho bà bầu và thai nhi không? Nhiều thắc mắc đã được đặt ra bà bầu có nên ăn thịt chó không? Bà bầu ăn thịt chó có tốt cho thai nhi không? Và còn nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn thịt chó sẽ dẫn đến các triệu chứng mụn nhọt, lắm lông hay thậm chí bị động kinh. Hãy cùng chúng tôi giả đáp thắt mắt nhé? 
bà bầu có nên ăn thịt chó
Bà bầu có nên ăn thịt chó mắm tôm không (Ảnh minh họa)

Bà bầu có nên ăn thịt chó mắm tôm hay không? 

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. 
Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn. Cũng chưa có ai nghiên cứu về tác dụng của thịt chó với thai phụ. 
Tuy nhiên, theo tôi không nên ăn thịt chó trong thai kỳ, vì thịt chó chứa lượng đạm cao. Với người bị bệnh gout, nếu ăn thịt chó sẽ bị đau, làm cho bệnh nặng nề hơn do dư axit uric. Còn với thai phụ, nếu ăn thịt chó, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Và thịt chó có tính nóng nên khi ăn nhiều thịt chó dẫn đến cơ thể thai phụ bị nóng dẫn đến các bệnh như mụn nhọt, khó tiêu, bị bệnh các vấn đề về tiêu hóa như táo bón... điều đặc biệt thịt chó thường ăn kèm với mắm tôm các loại rau sống nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Nên chúng tôi khuyên bạn nên tránh ăn thịt chó khi mang thai mà nên bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng khác như thịt bò, tôm,cua, cá... ăn các thức ăn chín, tươi sống không nên ăn đồ tanh hôi qua ngày. 
ba bau co nen an thit cho mam tom
Thịt chó mắm tôm (Ảnh minh họa)

Có phải bà ăn thịt chó sinh con nhiều mụn nhọt, nhiều lông? 

Xin thưa các mẹ điều này hoàn toàn vô căn cứ chưa có chứng minh nào cho thấy bà bầu ăn nhiều thịt chó sinh ra nhiều mụn nhọt, bị chàm đen ở mông thậm chí là động kinh. 

Lời khuyên bác sĩ 
dinh dưỡng bà bầu
Dinh dưỡng bà bầu (Ảnh minh họa)

Chúng tôi khuyên các mẹ khi mang thai nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau thay đổi thành phần dinh dưỡng thướng xuyên vừa không gây nhàm chán cho các mẹ mà bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Và nên tránh ăn các món có hại cho sức khỏe và thai nhi bạn có thể tham khảo qua bài viết bà bâu kiêng ăn những gì? Chúc các mẹ có sức khỏe tốt!
Read more…

Sức khỏe bà bầu

Mẹo Vặt

Làm Đẹp

Chia Sẻ Nổi Bật